Chống hàng giả, hàng lậu: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng
Ngày đăng: 08/03/2019  08:49
Mặc định Cỡ chữ

Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại - Phát triển thị trường trong hội nhập quốc tế”, do Bộ Công Thương và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức.

PGS. TS. Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia ho biết, trong giai đoạn từ 2014-2018, lực lượng 389 đã xử lý 1.057.000 vụ liên quan đến buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ; Thu nộp ngân sách hơn 91 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước, doanh nghiệp chân chính, tổn hại người tiêu dùng...

Còn theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh, riêng năm 2018, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý gần 92 nghìn vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 490 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 93 tỷ đồng.

 

 

 Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại - Phát triển thị trường trong hội nhập quốc tế (ảnh: Bộ Công Thương)

 

Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng tình hình thực tế, chưa đáp ứng mong muốn của Chính phủ và kỳ vọng của người dân. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng liên quan đến sức khỏe người dân.

Đáng chú ý, các đối tượng đã thay đổi phương thức vận chuyển hàng lậu, hàng cấm; sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trộn với một lượng hàng thật (rượu, xi măng, phân bón,…) hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác, niêm phong, của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu; lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...

Theo đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An), sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet đã tạo môi trường thuận lợi cho bùng phát các hoạt động kinh doanh trên các trang mạng điện tử, khiến nguồn gốc, xuất xứ và chất lượnghàng hóa rất khó kiểm soát.

Năm 2018 lực lượng Cảnh sát kinh tế toàn quốc đã phát hiện, điều tra xử lý 467 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm SHTT, trong đó khởi tố 65 vụ/84 bị can; chuyển xử lý hành chính 402 vụ, còn một số vụ việc là hàng hóa giả mạo, xâm phạm nhưng không chứng minh được đối tượng liên quan (hàng vô chủ) nên chỉ tịch thu, tiêu hủy…

Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho rằng, để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới lực lượng QLTT sẽ tăng cường các giải pháp giám sát thị trường, chủ động thu thập thông tin, đánh giá thị trường để xây dựng phương án đấu tranh chuyên đề; Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng; Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, bên cạnh những giải pháp, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhất là nhận thức về hàng giả, hàng nhái, hàng lậu và quyền sở hữu trí tuệ...

Bảo Khánh

Ý kiến bạn đọc:

Họ tên (*)
Email
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)

Gửi ý kiến thành công

Ý kiến của bạn sẽ được quản trị viên xét duyệt và phản hồi trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!

Đóng lại
Sức lan tỏa từ dự án RALG Kon Tum

Kết nối cộng đồng

Đăng ký nhận bản tin

Phiên bản đang chạy thử nghiệm